Thiết kế lắp đặt tủ điện công nghiệp giá rẻ tại TP.HCM
Giới thiệu sơ lược về tủ điện công nghiệp
Thiết kế lắp đặt đấu tủ điện công nghiệp kích thước theo yêu cầu và bảo trì sửa chữa tủ điện công nghiệp giá cả thấp nhất so với thị trường
Tủ điện công nghiệp là các tủ điện được sử dụng trong tất cả các ngành công nghiệp và phải đảm bảo các tiêu chí về độ bền bỉ, độ ổn định, liên tục và chính xác trong thời gian dài dưới các môi trường làm việc khác nhau (như ngoài trời, trong các xưởng sản xuất, nhà máy, khu công nghiệp, thương mại,…
Tủ điện công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc vận hành hệ thống điện hoặc hệ thống máy móc trong nhà máy. Việc thiết kế, lắp đặt tủ đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn góp phần vào sự an toàn và ổn của hệ thống điện và máy móc
Hướng dẫn cách làm thiết kế lắp đặt tủ điện công nghiệp
Các bước thiết kế tủ điện các giai đoạn:
1/ Lập bảng sơ đồ khối của phần điện cần lắp đặt (nếu đã có sơ đồ thiết kế mạch)
2/ Khảo giá thị trường các vật liệu cần mua (kiếm loại có chất lượng và dư tải nếu cần chọn giữa 2 giá thì chọn cái nào có giá cao hơn.) khi đã có các vật tư theo yêu cầu của sơ đồ khối, dùng kích thước thực tế của các vật tư này để xem lắp đặt các vị trí nào trên bảng hợp lý nhất
3/ Các vật liệu phụ trong lắp đặt tủ điện công nghiệp. (như các vòng sô thứ tự cài vào dây, thanh sắt dùng cài các kđt, timer, các đầu nối điện .vv.
4/ Lắp các cơ phận lên bảng (ván ép dày 10mm hoặc phíp hoặc bảng sắt – đặt bảng ở vị trí nằm ngang khi lắp ráp )
5/Sau khi lắp xong, thử độ an toàn cách điện của bảng tủ với các cơ phận lắp trên bảng (nếu bảng tủ là bằng sắt) thử trước bằng điện lưới nối tiếp với 1 bóng đèn tròn 300watts, xem sự hoạt động của các cơ phận có đúng với quy trình thiết kế hay không./sửa các chỗ sai, nếu có.
6/ Thử lại 1 lần với tải nhỏ .sau đó ráp bảng các cơ phận vào tủ.
7/Làm khung chân tủ lắp đặt tủ vào vị trí, kéo dây điện từ các động cơ vào tủ,kéo điện lưới.
8/ Thử lại phần dây nối đất, an toàn về điện (dây nối đất của cánh cửa tủ và thân tủ phải là loại đồng ,dây dẹt, đan lưới , mềm,khó đứt)
Sơ lược về vỏ tủ điện công nghiệp
Vỏ Tủ điện công nghiệp được sơn tĩnh điện gồm có cửa thường, cửa nổi kín nước, có khóa vv.. Vỏ tủ điện công nghiệp sơn tĩnh điện có kích thước đa dạng theo yêu cầu. Tủ điện công nghiệp sơn tĩnh điện được sản xuất bằng thép tấm, độ dày theo yêu cầu. Vỏ tủ điện công nghiệp được sơn màu xám hoặc theo lựa chọn, sơn tĩnh điện có khả năng chống trầy.
Để có một chiếc tủ công nghiệp chất lượng thì khâu sản xuất quan trọng trước tiên đó chính là sản xuất vỏ tủ. Vỏ tủ được sản xuất trên công nghệ hiện đại phun sơn tĩnh điện nhanh nhất, có khả năng chống gỉ, điều kiện khác nghiệt của môi trường vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ và tránh oxy hóa lên bề mặt vỏ tủ điện công nghiệp.Qúa trình sản xuất vỏ tủ điện trước khi xuất xưởng đưa ra bên ngoài thì được kiểm tra tất các bước kỹ thuật lắp ráp sau đó mới trải qua khâu bọc nilon và vỏ bìa để đảm bảo vỏ tủ điện không bị chày xước gây ảnh hưởng đến chất lượng của vỏ tủ trong quá trình vận chuyển sau đó.
Kích thước vỏ tủ điện đạt tiêu chuẩn mà ta thường biết đến đó là chiều cao phổ biến của vỏ tủ là 200-2300mm, chiều rộng có kích thước 200-800mm và có khả năng mở rộng được bằng việc ghép nhiều module, chiều sâu thường thấy là 120-1000mm, độ dày thường là 1.2mm,1.5mm,2.0mm, 2.5mm..màu sắc như cam, xám loại màu sẵn có của vật liệu làm nên. Ngoài ra vật liệu làm nên vỏ tủ điện thường bao gồm: Thép không rỉ hay còn gọi là inox, thép sơn tĩnh điện, hợp kim composite hoặc nhôm.
Vỏ tủ điện công nghiệp là để đựng các thiết bị như cầu giao, biến áp, biến thế, bộ điều khiển, Aptomat…ở trong các công trình dân dụng hoặc ở trong các nhà máy sản xuất. Loại vỏtủ công nghiệp thông thường sản xuất theo hình có dạng chữ nhật một hoặc có thể hai lớp cánh, được gắn đồng hồ đằng mặt trước dùng để đo chỉ số điện năng, bảng điều khiển, đèn báo…
Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị sơ đồ nguyên lý hoạt động
Khâu thiết kế có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất tủ điện công nghiệp . Tủ điện công nghiệp cần thiết kế đảm bảo đầy đủ các tính năng cần thiết nhưng cũng cần phải được tối ưu trong thiết kế nhằm giảm vật tư, giá thành cấu thành sản phẩm. Khi thiết kế, cần lưu ý tới quá trình mở rộng, hay sự thay đổi của hệ thống thiết bị trong tương lai.
Khâu thiết kế cần được chú trọng và kiểm tra kỹ lưỡng, nhằm tránh xảy ra những sai sót sau khi đã hoàn thiện các công đoạn tiếp theo, điều này có thể dẫn tới việc phải làm lại toàn bộ quá trình từ đầu.
TRUNG TÂM MUA BÁN SỬA CHỮA BIẾN TẦN HẢI LÂM
Chuyên mua bán, phân phối các loại biến tần
Sửa chữa biến tần chuyên nghiệp
LIÊN HỆ
Địa chỉ: 223,QL1A,KP.Bình Đường 3, P.An Bình,TX. Dĩ An,T.Bình Dương
Điện thoại: 0919 288 339 - 0978 549 368 - (02743) 794 551
Mail: hailam@muabanbientan.com