Phân biệt ổn áp và biến tần

Tìm hiểu về ổn áp

Ổn áp là gì?

Ổn áp là một thiết bị điện, làm nhiệm vụ ổn định điện áp, để cấp điện cho các thiết bị dùng điện khác. Về tổng quát thì Ổn áp áp dụng cho cả dòng một chiều DC và dòng xoay chiều AC. Nhưng trong bài viết này, chỉ đề cập đến ổn áp xoay chiều, sử dụng ở lưới điện xoay chiều có tần số 50/60 Hz, điện áp định mức của lưới điện 220v (1 pha), hoặc 220v/380v (3 Pha). Như vậy, tương ứng ta có ổn áp 1 pha và ổn áp 3 pha.

Trên thị trường hiện nay, hầu hết các ổn áp đều dùng nguyên lý motor servo, chỉ có số ít loại ổn áp công suất nhỏ (khoảng vài trăm đến 1000 VA), là có thể dùng nguyên lý Rơle chuyển nấc.

Phân biệt ổn áp và biến tần

Chức năng và đặc tính của ổn áp

Bản thân ổn áp không sinh ra năng lượng, mà chỉ làm nhiệm vụ ổn định và cải thiện điện áp nguồn. Ổn áp chỉ có khả năng ổn áp và giữ điện ra ổn định, khi điện áp vào thay đổi trong phạm vi cho phép (gọi là dải ổn áp). Để đáp ứng mức độ thay đổi điện áp nhiều hay ít của lưới điện khu vực, nhà sản xuất đưa ra thị trường các loại ổn áp có dải ổn áp khác nhau: (150v – 260v); (90v – 260v); hoặc (50v – 260v).

Do vậy, khi lắp đặt ổn áp, cần chọn loại phù hợp: Loại 1 pha (hoặc 3 pha), dải ổn áp phù hợp với sự thay đổi của điện áp lưới điện. Chú ý: Khi điệp áp nguồn điện vào càng thấp, thì công suất ra của ổn áp càng giảm. Vì thế ở nơi lưới điện có điện áp yếu, cần chọn công suất ổn áp lớn hơn so với bình thường.

Ngoài nhiệm vụ chính là ổn định điện áp, thì tùy theo loại mà máy ổn áp còn có thêm các tính năng hữu ích khác, nhằm nâng cao an toàn trong sử dụng thiết bị, như: Bảo vệ quá dòng; Bảo vệ quá áp; Mạch trễ; Mạch Autoreset. Khi sử dụng ổn áp, chất lượng cung cấp điện cho thiết bị được cải thiện, góp phần bảo vệ an toàn và nâng cao tuổi thọ cho thiết bị. Ổn áp thực sự là một thiết bị hữu ích.

Phân biệt ổn áp và biến tần

Phạm vi sử dụng của ổn áp

Ổn áp là thiết bị giúp cải thiện điện áp, cung cấp điện cho thiết bị dùng điện khác. Bản thân ổn áp không sinh ra năng lượng. Công suất ra của ổn áp, luôn giảm tỉ lệ với mức suy giảm điện áp của nguồn điện vào. Khi nguồn điện vào quá yếu, công suất ra của ổn áp càng giảm nhiều. Do vậy, khi dùng máy ổn áp dải rộng, cần thiết phải chọn công suất của ổ áp lớn hơn mức bình thường.

Vào thời điểm nguồn điện đang rất yếu , dù ổn áp có nâng điện lên đủ 220V, cũng chỉ nên sử dụng các thiết bị điện có công suất nhỏ. Tránh sử dụng máy bơm nước, máy lạnh…và các tải có công suất lớn. Các tải có động cơ như: Máy bơm, máy lạnh… luôn có dòng khởi động lớn gấp nhiều lần dòng chạy bình thường, sẽ làm điện áp của nguồn điện vào tụt sâu đột ngột, và dòng điện đầu vào tăng cao, vượt quá khả năng đáp ứng của ổn áp. Ổn áp sẽ bị quá tải và không còn giữ được điện áp ra ổn định.

Ở những hộ tiêu thụ xa trạm điện hạ thế, đường dây tải điện có tiết diện nhỏ, luôn gặp phải trường hợp điện yếu và tụt áp đột ngột nói trên. Nếu tuyến đường dây đó, có máy hàn điện, hay động cơ điện đang hoạt động, thì tình trạng điện càng mất ổn định. Lúc này việc dùng ổn áp, sẽ giúp cải thiện chất lượng cung cấp điện, đảm bảo an toàn và giữ được tuổi thọ cho thiết bị dùng điện.

Để khắc phục về lâu dài, cần nâng tiết diện dây dẫn cho đủ lớn để tránh sụt áp, đồng thời lắp đặt bổ sung trạm biến thế, sao cho khoảng cách từ trạm đến hộ tiêu thụ điện không quá xa. Đây là cách khắc phục căn bản nhất, cần có sự đầu tư thỏa đáng của ngành Điện và chính quyền địa phương.

 

Tìm hiểu về biến tần

Biến tần là gì?

Biến tần là thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều ở tần số này thành dòng điện xoay chiều ở tần số khác có thể điều chỉnh được. Nói cách khác, biến tần là thiết bị làm thay đổi tần số dòng điện đặt lên cuộn dây bên trong động cơ và thông qua đó có thể điều khiển tốc độ động cơ một cách vô cấp, không cần dùng đến các hộp số cơ khí. Biến tần thường sử dụng các linh kiện bán dẫn để đóng ngắt tuần tự các cuộn dây của động cơ để làm sinh ra từ trường xoay làm quay rô-to (rotor).

Bộ Biến tần thường được sử dụng để điều khiển vận tốc động cơ xoay chiều theo phương pháp điều khiển tần số, theo đó tần số của lưới nguồn sẽ thay đổi thành tần số biến thiên.

Phân biệt ổn áp và biến tần

Tiện ích sử dụng của biến tần 


Điểm đặc biệt nhất của hệ truyền động biến tần - động cơ là bạn có thể điều chỉnh vô cấp tốc độ động cơ. Tức là thông qua việc điều chỉnh tần số bạn có thể điều chỉnh tốc độ động cơ thay đổi theo ý muốn trong một dải rộng. 

Sử dụng bộ biến tần bán dẫn, cũng có nghĩa là bạn mặc nhiên được hưởng rất nhiều các tính năng thông minh, linh hoạt như là tự động nhận dạng động cơ; tính năng điều khiển thông qua mạng; có thể thiết lập được 16 cấp tốc độ; khống chế dòng khởi động động cơ giúp quá trình khởi động êm ái (mềm) nâng cao độ bền kết cấu cơ khí; giảm thiểu chi phí lắp đặt, bảo trì; tiết kiệm không gian lắp đặt; các chế độ tiết kiệm năng lượng,… 

Bạn sẽ không còn những nỗi lo về việc không làm chủ, khống chế được năng lượng quá trình truyền động bởi vì từ nay bạn có thể kiểm soát được nó thông qua các chế độ bảo vệ quá tải, quá nhiệt, quá dòng, quá áp, thấp áp, lỗi mất pha, lệch pha,… của biến tần. 

Phân biệt ổn áp và biến tần

Phạm vi sử dụng của biến tần


Các bộ biến tần bán dẫn dùng để khởi động và điều chỉnh tốc độ động cơ điện xoay chiều 3 pha. Có nhiều kích cỡ công suất khác nhau phù hợp với từng loại công suất động cơ. 

- Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn lực hiện nay, tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ.

- Hệ thống điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có thể thay đổi giá trị biên độ và tần số vô cấp tuỳ theo bộ điều khiển. - Theo lý thuyết, giữa tần số và điện áp có một quy luật nhất định tuỳ theo chế độ điều khiển. Đối với tải có mô men không đổi, tỉ số điện áp - tần số là không đổi. Tuy vậy với tải bơm và quạt, quy luật này lại là hàm bậc 4. Điện áp là hàm bậc 4 của tần số. Điều này tạo ra đặc tính mô men là hàm bậc hai của tốc độ phù hợp với yêu cầu của tải bơm/quạt do bản thân mô men cũng lại là hàm bậc hai của điện áp.
- Ngoài ra, biến tần ngày nay đã tích hợp rất nhiều kiểu điều khiển khác nhau phù hợp hầu hết các loại phụ tải khác nhau. Ngày nay biến tần có tích hợp cả bộ PID và thích hợp với nhiều chuẩn truyền thông khác nhau, rất phù hợp cho việc điều khiển và giám sát trong hệ thống SCADA.



TRUNG TÂM MUA BÁN SỬA CHỮA BIẾN TẦN HẢI LÂM

Chuyên mua bán, phân phối các loại biến tần. Sửa chữa biến tần chuyên nghiệp  

LIÊN HỆ

Địa chỉ: 223, QL1A, Khu phố Bình Đường 3, Phường An Bình, Thị Xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

Điện thoại: 0919 288 339 - 0978 549 368 - (02743) 794 551

Mail: hailam@muabanbientan.com