Cách sử dụng máy biến tần đơn giản mà hiệu quả
Biến tần là gì?
Đó là một câu hỏi mà sẽ có rất nhiều người còn nhiều thắc mắc, ngay cả bản thân tôi từ khi ngồi trên ghế nhà trường khi nghe thầy nhắc tới biết tần thì dường như mọi hình ảnh điều mơ hồ, nghe có vẻ rất ghê gớm. Tự nhủ với bản thân mình ra trường phải làm một nơi nào có biến tần vọc mới được. Bước chân vào đời với cái nghề điện thì xin thưa với các bạn chổ nào cũng có biến tần, chổ nào có motor 3 pha thường sẽ có biến tần, mọi chuyển động của nhà máy 90 phần trăm là từ motor.
Sau bao nhiêu năm làm việc tiếp xúc với biến tần, tuy không nghiên cứu sâu về nguyên lý cụ thể, nhưng cũng đã có cái nhìn khái quát về biến tần, nói chung là đủ xài và đủ chia sẽ cho những ai thực sự chưa biết về biến tần.
Biến tần là thiết bị có thể làm thay đổi tần số của điện áp điện lưới để thay đổi tốc độ động cơ, và tần số điện lưới của Việt Nam là 50Hz.
Mỗi loại mô hình biến tần lại có cách cài đặt và sử dụng khác nhau nên đối với người chưa quen sử dụng các bộ máy biến tần có thể gặp khó khăn trong bước tiếp cận ban đầu. Chúng tôi với đội ngủ kỹ sư giàu kinh nghiệm đã từng làm việc với nhiều loại biến tần hiện trong trạng thái được sử dụng phổ biến tại Việt Nam hy vọng với kinh nghiệm tích lũy trong thời gian công tác có thể hỗ trợ cũng tương tự như giúp đỡ quý khách hàng làm quen và vận hành, cài đặt biến tần.
Một số phương pháp điều khiển máy biến tần cơ bản
Phương pháp thứ 1 là chạy đa cấp tốc độc. Các cấp tốc độ( tần số) được cài đặt trước trong biến tần và biến tần sẽ chạy ở tần số này ứng với giá trị đầu vào được cấp vào biến tần.
Phương pháp thứ 2 là điều khiển biến tần qua truyền thông, qua các mạng truyền thông RS 485, 422, Modbus RTU, ASCII, hoặc các chuẩn truyền thông dạng phức tạp khác. Thiết bị điều khiển máy biến tần công nghiệp thường là các bộ điều khiển như PLC, HMI, các card điện khiển...
Phương pháp thứ 3 là sử dụng biến trở dạng chiết áp( 3 chân, dạng xoay volume) để điều chỉnh tần số của biến tần. Lệnh điều khiển biến tần chạy tới, chạy lui dừng qua nút nhất được nút qua ngõ vào của biến tần.
Phương pháp cơ bản nhất là sử dụng bàn phím có sẵn ở biến tần để điều khiển. Bao gồm phím lên xuống ( hoặc núm xoay) để thay đổi tần số biến tần. Các nhóm nút RUN (cho biến tần chạy), STOP (dừng biến tần), FOR (chạy tới), REV (chạy lùi). Tùy theo mỗi loại biến tần mà bố trí bàn phím này khác nhau.
Lợi ích khi sử dụng bộ biến tần
– Hiệu suất làm việc của máy cao.
– Quá trình khởi động và dừng động cơ êm dịu, giúp cho tuổi thọ của động cơ và các bộ phận cơ khí ổn định và kéo dài hơn.
– An toàn, tiện lợi và việc bảo dưỡng cũng ít hơn, từ đó giảm bớt số nhân công phục vụ và vận hành thiết bị công nghiệp.
– Tiết kiệm điện năng trong quá trình khởi động cũng như vận hành.
– Thời gian hoàn vốn nhanh cho động cơ chạy dưới công suất thiết kế.
Ứng dụng cụ thể của biến tần
– Điều khiển động cơ không đồng bộ công suất từ 15 đến trên 600 kW với tốc độ khác nhau.
– Điều chỉnh lưu lượng của bơm, lưu lượng không khí ở quạt ly tâm, năng suất máy, năng suất chuyền, băng tải.
– Ổn định lưu lượng, áp suất ở mức cố định trên hệ thống bơm nước, quạt gió, máy nén khí… cho dù nhu cầu sử dụng thay đổi.
– Điều khiển quá trình khởi động và dừng chính xác động cơ trên hệ thống băng tải.
– Biến tần điện trở công suất nhỏ từ 0,18 – 14 kW có thể sử dụng để điều khiển những máy công tác như cưa gỗ, khuấy trộn, xao chè, nâng hạ…
Lưu ý khi sử dụng bộ biến tần
– Nhiệt độ tại phòng điều khiển nơi đặt biến tần nên duy trì ở mức 22ºC
– Phòng đặt tủ biến tần phải khô ráo, không có chất ăn mòn hay bụi bẩn.
– Tủ đựng biến tần phải có khả năng thông gió tốt hoặc có quạt thông gió.
– Không tự ý mắc nối hay thay đổi các tham số mà các kỹ sư của hãng đã thiết lập.
– Không chạm tay vào máy khi máy đang vận hành do tấm tản nhiệt của biến tần khi động cơ hoạt động có thể lên đến 800ºC.
– Không chạm tay vào các linh kiện trên bo mạch của biến tần.
– Không để các chất kim loại rơi vào các bo mạch.
– Ngắt nguồn điện trước khi tiến hành bảo trì.
– Khi ngắt nguồn, điện vẫn còn tích trữ trong tụ điện DC với điện áp cao, cần chờ 15 phút để tụ điện xả hết điện năng tích trữ, đưa tụ về ngưỡng an toàn trước khi sử dụng trở lại.
– Nối tiếp đất cho biến tần tránh hiện tượng rò điện
– Định kỳ bảo dưỡng tối đa là 2 năm/lần.
– Việc lắp đặt, bảo trì biến tần tương đối phức tạp, nên sử dụng đội ngũ chuyên gia, kỹ sư có chuyên ngành và kinh nghiệm.
MUA BÁN BIẾN TẦN HẢI LÂM - TRUNG TÂM MUA BÁN SỬA CHỮA BIẾN TẦN HẢI LÂM
Chuyên mua bán, phân phối các loại biến tần. Sửa chữa biến tần chuyên nghiệp
LIÊN HỆ
Địa chỉ: 223, QL1A, Khu phố Bình Đường 3, Phường An Bình, Thị Xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0919 288 339 - 0978 549 368 - (02743) 794 551
Mail: hailam@muabanbientan.com