Biến áp và nguyên tắc hoặt động của máy biến áp

Máy biến áp hiểu theo một cách đơn giản nhất. Nó là một cái máy có chức năng biến đổi điện áp xoay chiều. Có thể tăng hoặc giảm mức điện áp ban đầu tuỳ thuộc vào cấu tạo của nó.

Biến áp Standa 15KVA - 3 pha

Định nghĩa đầy đủ máy biến áp theo khoa học:

Máy biến áp là một thiết bị điện từ loại tĩnh, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp khác với tần số không thay đổi.

Do đó máy biến áp chỉ làm nhiệm vụ truyền tải hoặc phân phối năng lượng chứ không biến đổi năng lượng.

Nếu một cuộn dây được đặt vào một nguồn điện áp xoay chiều (gọi là cuộn dây sơ cấp), thì sẽ có một từ thông sinh ra với biên độ phụ thuộc vào điện áp sơ cấp và số vòng dây quấn sơ cấp.

Với tỷ số tương ứng giữa số vòng dây quấn sơ cấp và thứ cấp chúng ta sẽ có tỷ lệ tương ứng giữa điện áp sơ cấp và thứ cấp.

Cấu tạo máy biến áp

Biến áp và nguyên tắc hoặt động của máy biến áp


Máy biến áp có các bộ phận chính gồm: Lõi thép (mạch từ), dây cuốn và vỏ máy.

Lõi thép của máy biến áp thường là các lá thép kỹ thuật điện (tole silic) có chức năng dẫn từ thông đồng thời làm khung để đặt dây cuốn. Đối với các loại biến áp dùng trong lĩnh vực thông tin, tần số cao thường được cấu tạo bởi các lá thép permalloy ghép lại.

Dây quấn của máy biến áp làm nhiệm vụ truyền dẫn năng lượng và thường được làm bằng đồng hoặc nhôm. Với biến áp quấn bằng dây đồng thì sẽ dẫn điện tốt hơn, tránh được ôxi hoá, tăng tuổi thọ của biến áp.

Vỏ máy biến áp thường được làm bằng nhựa hoặc sắt, thép,…tuỳ vào thiết kế của từng loại biến áp.

Nguyên lý hoạt động của máy biến áp

Biến áp và nguyên tắc hoặt động của máy biến áp

Dây quấn 1 có N1 vòng dây và dây quấn 2 có N2 vòng dây được quấn trên lõi thép.

Khi đặt một điện áp xoay chiều U1 vào dây quấn 1 (dây quấn sơ cấp), sẽ có dòng điện i1 chạy trong dây quấn 1.

Trong lõi sinh ra từ thông Φ móc vòng với cả hai dây quấn 1 và 2, cảm ứng ra các sức điện động e1 và e2.

Dây quấn 2 (dây quấn thứ cấp) có sức điện động e2, sẽ sinh ra dòng điện i2 đưa ra tải với điện áp xoay chiều u2.

Như vậy năng lượng của dòng điện xoay chiều đã được truyền từ dây quấn 1 sang dây quấn 2.

Nếu N2> N1 thì U2 > U1, I2< I1: máy tăng áp.

Nếu N2< N1 thì U2 < U1, I2> I1: máy giảm áp.

Công dụng và lĩnh vực sử dụng máy biến áp

Máy biến áp dùng để tăng điện áp từ máy phát điện lên đường dây tải điện đi xa,và giảm điện áp ở cuối đường dây để cung cấp cho tải.

Ngoài ra, chúng còn được dùng trong các lò nung, hàn điện, đo lường hoặc làm nguồn điện cho các thiết bị điện, điện tử.

Những loại biến áp nhỏ mà chúng ta dễ thấy nhất đó là những chiếc sạc điện thoại. Máy biến áp nhỏ được tích hợp trong chiếc sạc để hạ áp từ 220V xuống 5V và chỉnh lưu sang nguồn một chiều để sạc pin.

Nhu cầu sử dụng máy biến áp và nguồn cung cấp máy biến áp

Biến áp và nguyên tắc hoặt động của máy biến áp

 Hiện nay, với công nghệ ngày càng phát triển, các thiết bị điện dần chuyển sang nguồn điện thấp hơn nguồn 220V cho an toàn.

Do nhu cầu nhập máy móc từ nước ngoài của người dân. Vì những chiếc máy nhập từ nước ngoài về thường không sử dụng điện áp định mức 220V như ở Việt Nam. Nên khi về đến Việt Nam phải mua thêm máy biến áp đổi nguồn để có thể sử dụng.

Đặc biệt là những chiếc máy CNC nhập khẩu từ Mỹ hay Nhật về thường sử dụng nguồn điện 220v/ 3 pha hoặc 200v/3 pha thay vì 380v/ 3 pha như ở Việt Nam. 


TRUNG TÂM MUA BÁN SỬA CHỮA BIẾN TẦN HẢI LÂM

Chuyên mua bán, phân phối các loại biến tần. Sửa chữa biến tần chuyên nghiệp  

LIÊN HỆ

Địa chỉ: 223, QL1A, Khu phố Bình Đường 3, Phường An Bình, Thị Xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

Điện thoại: 0919 288 339 - 0978 549 368 - (02743) 794 551

Mail: hailam@muabanbientan.com